Thép cột hay còn gọi là cột thép là một vật liệu xuất hiện nhiều trong cuộc sống tuy vậy nhưng không quá nhiều người biết đến kết cấu của nó. Đặc biệt là việc nối thép cột, những phương pháp nối thép cột để tạo nên một một cột thép hoàn chỉnh. Cùng đi tìm hiểu cách nối thép cột, các kiểu nối và tiêu chuẩn nối thép cột.
Cốt thép là một trong những vật liệu quan trong trong các công trình xây dựng nhằm tạo nên sự vững chắc và an toàn trong quá trình thi công xây dựng. Chính vì có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ an toàn của các công trình mà cần phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn nối thép cột đã được quy định đề ra TCVN 5574: 1991 trong TCVN 1651 : 1985 trong “Thép cốt bê tông” và “Kết cấu bê tông cốt thép”. Ngoài ra còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn TCVN 197: 1985 và TCVN 198 : 1985 về “Kim loại – Phương pháp thử uốn” đối với sản phẩm vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài và phải trải qua quy trình kiểm tra và thí nghiệm cũng như có đủ các giấy tờ, chứng chỉ kỹ thuật.
Ngoài ra việc hàn, cắt, uốn, buộc nối hay việc thay đổi cốt thép cũng phải tuân theo tiêu chuẩn trong TCVN 4453 : 1995 và cũng như các yêu cầu đề ra như trên thì việc lắp ráp, vận chuyển, kiểm nghiệm cốt thép đều sẽ được thực hiện theo các tiêu chuẩn để được đảm bảo.
Không nên dùng nhiều loại sắt thép trong một công trình vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính đồng nhất trong hệ thống công trình xây dựng và phải đảm bảo được độ cơ giới tương ứng với cốt thép. Phải đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đổ bê tông cho hệ thống thép cột như:
Bề mặt sắt thép sạch sẽ không có bùn đất, bụi bẩn, dầu mỡ hay có lớp gỉ,... bao quanh sắt thép.
Đường kính không được vượt quá 2% nếu vượt quá sẽ khiến cho thép không dùng được theo diện tích thiết diện thực tế.
Có nhiều cách nối thép cột khác nhau và mỗi cách nối lại có những quy định và tiêu chuẩn riêng của nó và mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Những cách nối phổ biến như:
Kiểu nối thép bằng dây kẽm.
Đây là một trong những phương pháp nối thép phổ biến bởi nó có đặc điểm khi không phải dùng đến các thiết bị, máy móc hay phải sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề cao bởi phương pháp này được làm thủ công, rất dễ dàng và đơn giản. Dây kẽm được dùng để nối có kích thước 1-2mm đây cũng là kích thước được dùng phổ biến nhất. Ngoài ra ở các công trình xây dựng có quy mô lớn như chung cư, nhà cửa, biệt thự thì được dùng với đường kính từ 14mm - 20mm. Cách nối buộc dây kẽm có nhiều ưu điểm như dễ dàng, đơn giản, tốn ít chi phí, đảm bảo độ an toàn, bền bỉ cho các công trình vì vậy phương pháp nối buộc này được dùng rất phổ biến.
Kiểu nối bằng phương pháp liên kết hàn.
Kiểu hàn nối thép cột trong xây dựng này được thực hiện phức tạp và kì công hơn khi phải dùng nhiều công nghệ hiện đại bù lại thì thì công trình được đảm bảo về chất lượng. Cần phải tuân thủ về chất lượng, tiêu chuẩn và phải trải qua các công đoạn kiểm tra nghiệm thu về số lượng, vị trí, chiều dài các mối hàn theo tiêu chuẩn của bản thiết kế. Đáp ứng các tiêu chuẩn như bề mặt nhẵn mịn, các mốt không đứt quãng, không có bọt hàn và bị thu hẹp cục bộ. Có nhiều phương pháp cùng các công nghệ hàn thép cột khác nhau được thiết kế và sử dụng theo các tiêu chuẩn riêng, những phương pháp hàn đó gồm: Hàn điện trở, hàn tiếp xúc, hàn hồ quang, hàn đối đầu,... Kiểu nối bằng phương pháp liên kết hàn này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn với ưu điểm được tốn ít thời gian thi công cũng như tốn ít chi phí.
Kiểu nối thép bằng ống nối ren.
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trên thế giới, các ống nối ren được liên kết với hai đầu thanh thép và được tạo ren để nối thép. Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều công nghệ, máy móc hiện đại, kiểu nối này dùng để xây dựng trong công nghiệp và nhà dân dụng.
Tham khảo thêm : Tiêu chuẩn hàn nối thép an toàn trong xây dựng
Tham khảo thêm : Nguyên tắc bố trí thép cột 200x300 đảm bảo chất lượng
Tham khảo thêm : Thép là gì ? Trọng lượng riêng của thép là bao nhiêu ?
Quy cách nối thép cột
Việc nối thép cột cần phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí theo bản thiết kế, cụ thể như:
Kích thước nhỏ nhất cho chiều dài đoạn nối là 30D.
Không được nối quá 50% diện tích trên bề mặt cắt ngang.
Cần buộc ở các vị trí là hai đầu và ở giữa.
Cần tăng cường thêm thép đai để cột cho đoạn nối khi buộc ở chân cột.
Qua bài viết tìm hiểu về cách nối thép cột trên, hy vọng quý khách sẽ hiểu thêm về cách nối thép cột, những tiêu chuẩn và các cách nối thép cột. Nếu quý khách có nhu cầu mua hàng xin hãy liên hệ Vật tư ViNa để được tư vấn và báo giá ngay. Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn địa chỉ mua hàng chất lượng, giá tốt hãy đến với vật tư ViNa để được tư vấn ngay. Cam kết cung cấp chất lượng tốt nhất, phục vụ tốt nhất, đúng hàng đúng giá, uy tín, đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng. Nếu có nhu cầu về giá xin hãy liên hệ trực tiếp để được báo giá chi tiết ngay.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ VINA
Trụ sở : 175/113/7 Đường số 2, Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức
hotline/ Zalo: 0945.886.599
Email: baogiadienvina@gmail.com
Website: vattuvina.com
Bình luận của bạn